KCN Tân Hưng có vị trí trắc địa với lợi thế nằm trung tâm hành chính. Khu công nghiệp Tân Hưng nằm trên mặt đường tỉnh lộ 295 (đối diện với UBND xã Tân Hưng). Có phía Tây dự án giáp với đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Với lợi thế vị trí khu vực có nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh do nằm tại vị trí thuộc khu vực có địa hình bằng phẳng. Phía Nam giáp với xã Xương Lâm. Phía đông giáp xã Tân Hưng và phía Tây giáp cư xã Tân Hưng.
Với vị trí đắc địa, tổng diện tích lớn đem nguồn hút đầu tư từ các nhà máy lớn về, tạo ra nguồn việc làm rất lớn cho Lạng Giang. Tạo điều kiện phát triển dịch vụ đi theo để đáp ứng nhu cầu công nhân nhà máy, chuyên gia của các công ty trong nước và ngoài nước.
Vị trí địa lý
Nằm trên địa bàn xã Tân Hưng, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang. Trong đó phía bắc giáp CCN Tân Hưng (đang triển khai thi công xây dựng); phía nam giáp khu dân cư và đất nông nghiệp thôn Quyết Thắng – xã Xương Lâm và thôn Sông Cùng xã Tân Hưng; phía đông giáp với đất nông nghiệp xã Tân Hưng và tuyến đường theo quy hoạch chung huyện Lạng Giang; phía tây giáp tuyến đường gom cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Khoảng cách:
-Cách trung tâm tp Bắc Giang: 14 Km
-Cách trung tâm Hà Nội: 84 Km
-Cách sân bay Nội Bài: 72 km
-Cách cảng Hải Phòng: 168 km
-Cách cửa khẩu Hữu nghị: 104 km.
Diện tích quy hoạch:
Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 105,3ha
Thời hạn : 50 năm kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư
Ngành nghề thu hút đầu tư
Là KCN tập trung, đa ngành, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: chế biến nông lâm sản, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo máy, linh kiện điện tử, bao bì và các ngành công nghiệp phụ trợ…có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Định hướng quy hoạch
Theo quyết định sẽ hình thành tuyến đường trục chính theo trục Đông –Tây. Tuyến đường này có mặt cắt lớn, là đường trục chính của Khu công nghiệp. Các công trình hành chính dịch vụ, bãi đỗ xe của khu công nghiệp được bố trí kết hợp khu cây xanh tại đầu trục chính, là điểm nhấn của KCN.
Các lô đất xây dựng nhà xưởng bố trí bám theo các trục đường giao thông trong dự án. Khu vực giáp với các khu dân cư ưu tiên bố trí khu đất bãi đỗ xe và các hệ thống kênh mương thoát nước kết hợp với dải cây xanh, đảm bảo khoảng cách ly an toàn. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được bố trí tại các vị trí thuận tiện cho việc đấu nối và xả thải.
Dịch vụ hỗ trợ
-Nguồn điện: Đường dây cấp điện 35kV lấy từ trạm biến áp 110kV Lạng Giang (E7.13). Được chia thành nhiều lộ, đảm bảo cung cấp điện ổn định.
– Nguồn nước: Được cung cấp từ nhà máy nước Hương Sơn (công suất nhà máy 80.000m3/ngày đêm). Hệ thống cấp nước thuận tiện từ tuyến ống D355 dọc đường tỉnh lộ 295 từ Thị trấn Vôi đi Lục Nam. Giai đoạn 1 cung cấp vào dự án với lưu lượng 1.500m3/ngày đêm.
-Hệ thống xử lý nước thải: Được xây dựng tại phía Nam của dự án trên diện tích đất 5021m2. Hệ thống đã được BTNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 751/QĐ-BTNMT ngày 29/03/2019. Công suất xử lý theo phê duyệt trong báo cáo đánh giá TĐMT là 1000m3/ngày đêm tuy nhiên Chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng trước giai đoạn 1 là 2.000m3/ngày đêm, giai đoạn 2 sẽ mở rộng tổng công suất xử lý là 4.000m3/ngày đêm.
– Hệ thống PCCC: Được đầu tư và thiết kế theo tiêu chuẩn PCCC hiện hành, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Họng chữa cháy được lắp đặt dọc theo các con đường trong Cụm CN với khoảng cách giữa các họng từ 100-150m.
– Chính sách ưu đãi: Miễn phí tiền thuê đất 07 năm kể từ thời điểm bàn giao mặt bằng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật
-Thường xuyên có 50 bảo vệ 24/24 bên ngoài nhà máy, tại đây cũng trang bị đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) phản ứng nhanh, với hai xe cứu hoả túc trực tại KCN.
Tổng quan về huyện Lạng Giang – Bắc Giang
Vị trí địa lý
Huyện Lạng Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21016’ đến 21018’ vĩ độ Bắc và từ 106010’ đến 106021’ kinh độ Đông; là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía Đông giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp huyện Tân Yên.
Diện tích
Huyện có diện tích 24.410,9ha
Dân số
dân số là 195.170 người
Lịch sử
Yên Dũng tự hào là một vùng đất cổ có bề dày về lịch sử văn hoá và truyền thống khoa bảng. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại 99 con chim phượng hoàng hốt cấu tạo nên dãy Nham Biền kỳ vĩ. Nơi đây có Chùa Vĩnh Nghiêm của thiền phái Trúc lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII, chùa được coi là trường Đại học phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Yên Dũng là nơi sinh ra hai cha con tiến sĩ Đào Toàn Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích (xã Song Khê). Từ xưa Yên Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng chục tiến sĩ làm nên niềm tự hào của một vùng quê hiếu học. Đến nay truyền thống ấy đã và đang được các thế hệ người Yên Dũng kế tiếp.
Kinh tế – Xã hội
Kinh tế chủ yếu của huyện dựa trên hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, các sản phẩm nông sản như sắn, lạc… Một loại hoa quả nổi tiếng trong vùng được trồng khá nhiều trong những năm gần đây là vải thiều đem lại nguồn thu nhập đáng kể.
Trên địa bàn huyện có cây dã hương được ước đoán đã gần 1000 tuổi, có dòng sông Thương “bên đục bên trong” chảy qua.
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu năm 2018 (theo giá cố định năm 2010) đạt 11.097,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tăng 17,4%, trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 4.870,8 tỷ đồng, tăng 20,3%; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.348 tỷ đồng, tăng 6%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3.878,3 tỷ đồng, tăng 21,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông lâm thuỷ sản 22,32%; công nghiệp – xây dựng 43,88%; dịch vụ 33,8%. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 7.500 tỷ đồng, đạt 180,7% kế hoạch. Trên địa bàn huyện có 07 cụm công nghiệp với 11.060 lao động, thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.