Thông tin mô tả
Ngày 26/12, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 8913/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.
Theo đó, Cụm công nghiệp Ngọc Hồi tại xã Ngọc Hồi và Liên Ninh rộng 56,40ha. Đây là cụm công nghiệp đa ngành nghề. Việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp nhằm cụ thể hoá công tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì. Tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng các công trình trên phạm vi đất quy hoạch. Góp phần thực hiện phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động tại địa phương.
UBND huyện Thanh Trì có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Ngọc Hồi theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu UBND thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31/8/2017 của Bộ Công Thương và Điều 43 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
- Vị trí: Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi nằm ở xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, tp Hà Nội
Khoảng cách
Cách Trung Tâm Hà Nội: 14 km
Cách sân bay quốc tế Nội Bài: 42 km
Cách cảng Hải Phòng: 128 km
- Diện tích: Với diện tích 56,04 ha được thiết kế đồng bộ, hiện đại với hệ thống giao thông nội bộ rộng, diện tích cây xanh lớn, điện, cấp thoát nước cụm công nghiệp Ngọc Hồi phù hợp tiêu chuẩn quốc tế các lô đất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình nhà máy.
- Thời hạn:50 năm
- Pháp lý đất đai:Sổ đỏ
- Định hướng cụm công nghiệp:Ngọc Hồi được định hướng là cụm công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như:
Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử
Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ
Công nghiệp dệt may
Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác
- Nguồn nhân lực: Về lực lượng lao động, Hà Nội có hơn 8 triệu người trong đó dân số ở độ tuổi lao động chiếm 60%. Tại khu vực thành thị là hơn 3 triệu người; khu vực nông thôn là khoảng 1,5 triệu người. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt 70%
- Các chi phí phải trả hàng năm
Phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng: 0,2 USD/m2/ năm. (chưa VAT)
Tiền thuê đất: Theo quy định của nhà nước tại từng thời điểm, 5 năm thay đổi một lần.
- Cơ sở hạ tầng
Giao thông: đường giao thông nội bộ và hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh
Cấp điện: từ điện lưới quốc gia
Cấp nước: đáp ứng đủ nhu cầu (hiện tại 800 m3/ngày)
Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước
Xử lý nước thải: trạm xử lý nước thải tập trung với công suất hiện tại 2.000 m3/ngày
- Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực Thanh Trì
Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vải tiến làng Quang (xã Thanh Liệt), nghề dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù, mây tre Vạn Phúc, bánh chưng Tranh Khúc, rượu hoa cúc Yên Ngưu, làm bánh kẹo Nội Am, làm chìa khóa Tương Chúc.
Về sản xuất công nghiệp có: Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy pin Văn Điển, Nhà máy đệm Hanvico, Nhà máy lắp ráp ô tô GM, Khu công nghiệp Ngọc Hồi có nhiều doanh nghiệp in ấn bao bì, thức ăn chăn nuôi, cửa nhựa, Công ty May Thanh Trì.
Trên địa bàn huyện Thanh Trì đã và đang hình thành một số khu đô thị lớn như: khu đô thị Đại Thanh thuộc xã Tả Thanh Oai, khu đô thị Cầu Bươu, khu đô thị Hồng Hà Park City, khu đô thị Tây Nam Kim Giang, khu đô thị Tân Triều, khu đô thị Ngọc Hồi, khu đô thị Tứ Hiệp.
Thanh Trì là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh định hướng đến năm 2020 sẽ trở thành quận nội thành của Hà Nội. Năm 2019 tổng thu ngân sách của huyện đạt hơn 1000 tỷ đồng.